Quản lí xung đột (tiếng Anh: Conflict Management) là việc thực hiện những hành động để xác định và xử lí các xung đột một cách hợp lí, công bằng và hiệu quả.
Quản lí xung đột
Khái niệm
Quản lí xung đột trong tiếng Anh là Conflict Management.
Quản lí xung đột là việc thực hiện những hành động để xác định và xử lí các xung đột một cách hợp lí, công bằng và hiệu quả. Vì xung đột trong công việc là một phần tự nhiên của nơi làm việc, nên cần phải có những người hiểu được xung đột và biết cách giải quyết chúng.
Trong thị trường ngày nay, điều này càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Do mọi người đều cố gắng thể hiện giá trị của mình đối với công ty làm việc, đôi khi điều này có thể dẫn đến tranh chấp với các thành viên khác trong nhóm.
Các phong cách quản lí xung đột
Dưới đây là 5 phong cách xử lí xung đột của một người quản lí theo Kenneth W. Thomas và Ralph H. Kilmann:
Giúp đỡ hoặc làm ơn: Người quản lí hợp tác ở mức độ cao, thậm chí có thể phải hi sinh quyền lợi của chính mình hoặc đi ngược lại với mục đích, kết quả mà anh ta/cô ta mong muốn. Phương pháp này có hiệu quả khi đối phương là chuyên gia hoặc có giải pháp tốt hơn.
Lảng tránh: đây là một trong những cách nhà quản lí có thể sử dụng để tránh xung đột. Phong cách này không giúp ích cho nhà quản lí lẫn người nhân viên trong việc đạt được mục đích của mình. Tuy nhiên, chiến lược này hoạt động tốt nếu mâu thuẫn chỉ nhỏ nhặt hoặc khi nhà quản lí chắc chắn sẽ thua nếu xảy ra tranh cãi.
Cộng tác: nhà quản lí hợp tác với nhau để cùng đạt được mục đích. Đây là cách các nhà quản lí thoát khỏi mô hình thắng - thua thông thường và tìm kiếm kết quả thắng - thắng cho cả hai bên. Phong cách này hoạt động tốt với các kịch bản phức tạp và các nhà quản lí cần tìm ra giải pháp mới.
Cạnh tranh: Đây là cách tếp cận mang tính thắng - thua. Người quản lí đang hành động một cách rất quyết đoán để đạt được mục tiêu của riêng mình mà không tìm cách hợp tác với các nhân viên khác, và có thể khiến những nhân viên khác chịu thiệt. Cách tiếp cận này có thể phù hợp cho trường hợp khẩn cấp, không có nhiều thời gian.
Thỏa hiệp: Đây là kịch bản thua - thua, mà cả nhân viên và người quản lí đều không thực sự đạt được những gì họ muốn. Thỏa hiệp đòi hỏi nhà quản lí có một mức độ quyết đoán và hợp tác vừa phải. Nó có thể phù hợp với các tình huống mà nhà quản lí cần một giải pháp tạm thời, hoặc khi cả hai bên đều có những mục tiêu quan trọng như nhau.
Chiến lược quản lí xung đột để giải quyết các vấn đề
Có nhiều chiến lược khác nhau để đối phó với xung đột. Một trong những chiến lược phổ biến được phát triển bởi Maccoby và Studder, họ cho rằng cách tốt nhất là ngăn chặn xung đột xảy ra. Dưới đây là 5 chiến lược của Maccoby và Studder để giải quyết xung đột trước khi nó xảy ra:
Dự đoán: Dành thời gian để tìm kiếm những thông tin mà có thể dẫn đến xung đột
Ngăn chặn: Phát triển các chiến lược trước khi xung đột xảy ra
Xác định: Nếu đó là vấn đề xảy ra giữa các cá nhân hoặc rắc rối về qui trình, thủ tục; hãy nhanh chóng hành động để quản lí nó
Quản lí: Hãy nhớ rằng xung đột mang tính cảm xúc
Giải quyết: Phản ứng lại nhưng không theo hướng đổ lỗi; mà học hỏi qua các cuộc đối thoại.
(Theo study.com)
"Phong cách" - Google Tin tức
December 31, 2019 at 02:29PM
https://ift.tt/39sTrPB
Quản lí xung đột (Conflict Management) là gì? Các phong cách quản lí xung đột - VietNamBiz
"Phong cách" - Google Tin tức
https://ift.tt/38OVKvK
Shoes Man Tutorial
Pos News Update
Meme Update
Korean Entertainment News
Japan News Update
Bagikan Berita Ini
0 Response to "Quản lí xung đột (Conflict Management) là gì? Các phong cách quản lí xung đột - VietNamBiz"
Post a Comment